Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
177080

Gần 1.000 hộ dân huyện Triệu Sơn hiến đất làm đường

Ngày 04/02/2015 09:21:24

Hiện nay, người dân ở các vùng nông thôn miền núi thuộc các xã Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành, Minh Châu, Thọ Cường... của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa mỗi khi có việc đi ra QL 47 hoặc trụ sở UBND xã và các vùng phụ cận không phải vất vả, đi tắt qua các cánh đồng, mà đi thẳng bằng con đường bê tông mới của các thôn trong xã ra QL 47 và các địa phương khác trong tỉnh. Để có được những con đường này, người dân các xã của huyện Triệu Sơn đã hiến hàng nghìn mét vuông đất nhà ở, trị giá hàng tỷ đồng.

 Trước đây, do khó khăn về nhiều mặt, đường giao thông không được đầu tư, nhiều tuyến đường trong huyện Triệu Sơn đã xuống cấp trầm trọng làm cho việc đi lại, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, quá khứ đó đã dần khép lại, các tuyến đường nhỏ, quanh co, gồ ghề, lầy lội đang được dần thay thế bằng những con đường lớn, được thảm nhựa, bê tông hóa. Từ năm 2006 đến nay, toàn huyện đã cứng hóa trên 450 km đường giao thông nông thôn, một cuộc sống mới đã đến với người dân.

Từ đầu năm 2009 đến nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 960 hộ dân đã tự nguyện hiến gần 20.000 m2 đất, trị giá hơn 15 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp, làm mới đường giao thông nông thôn và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và người dân hiến đất, huyện Triệu Sơn đã và đang xây dựng, mở rộng và nâng cấp 4 tuyến đường giao thông nội huyện dài 46 km, đi qua địa bàn 20 xã gồm: các tuyến đường từ cầu Trắng thuộc tỉnh lộ 514 đi xã Đồng Lợi nối với tỉnh lộ 517 dài 9 km; tuyến từ thị trấn Giắt đi xã Thọ Bình dài 14 km; tuyến từ xã Bình Sơn đi xã Xuân Thọ dài 15 km; tuyến từ xã Thọ Sơn đi xã Bình Sơn dài 8 km.

Để có được những tuyến đường đang thi công như hiện nay, ông Đỗ Minh Tuấn - Bí thư Huyện ủy, đã đưa ra một số kinh nghiệm qua thực tiễn vận động người dân hiến đất làm đường GTNT trên địa bàn huyện Triệu Sơn như: cần xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng về phát triển GTNT; phải làm tốt công tác tư tưởng, nhận thức là làm đường GTNT trước hết người dân được hưởng lợi trực tiếp, đồng thời đó là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, do đó nhân dân phải là người đồng thuận, là người tự nguyện; thực hiện công khai các chủ trương, đảm bảo công bằng, để nhân dân thấy rõ mục đích ý nghĩa của việc đầu tư làm đường GTNT; khai thác mọi nguồn lực, nêu cao tính tự lực, tự cường với phương châm: không chờ dự án mới, không thành lập ban đền bù mà thành lập ban vận động giải phóng mặt bằng; giải phóng mặt bằng đến đâu ký biên bản bàn giao giữa các hộ cho xã đến đó, đến khi thi công xã là người bàn giao cho chủ dự án, người dân trực tiếp tham gia giám sát; kịp thời biểu dương, khen thưởng những người dân đi đầu trong phong trào tình nguyện hiến đất làm đường...

Với mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông theo 3 định hướng: cải tạo hệ thống giao thông cũ để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các trục đường mới để liên kết với tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; mở mới những con đường khu vực chưa phát triển, giao thông thiếu nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tạo sự phát triển cân đối; những con đường GTNT ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), điển hình của phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã và đang mang đến cho người dân nơi đây một cuộc sống đỡ vất vả hơn, kinh tế có điều kiện để phát triển, khoảng cách giữa nông thôn miền núi và đô thị sẽ được thu hẹp, bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày.

Gần 1.000 hộ dân huyện Triệu Sơn hiến đất làm đường

Đăng lúc: 04/02/2015 09:21:24 (GMT+7)

Hiện nay, người dân ở các vùng nông thôn miền núi thuộc các xã Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành, Minh Châu, Thọ Cường... của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa mỗi khi có việc đi ra QL 47 hoặc trụ sở UBND xã và các vùng phụ cận không phải vất vả, đi tắt qua các cánh đồng, mà đi thẳng bằng con đường bê tông mới của các thôn trong xã ra QL 47 và các địa phương khác trong tỉnh. Để có được những con đường này, người dân các xã của huyện Triệu Sơn đã hiến hàng nghìn mét vuông đất nhà ở, trị giá hàng tỷ đồng.

 Trước đây, do khó khăn về nhiều mặt, đường giao thông không được đầu tư, nhiều tuyến đường trong huyện Triệu Sơn đã xuống cấp trầm trọng làm cho việc đi lại, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, quá khứ đó đã dần khép lại, các tuyến đường nhỏ, quanh co, gồ ghề, lầy lội đang được dần thay thế bằng những con đường lớn, được thảm nhựa, bê tông hóa. Từ năm 2006 đến nay, toàn huyện đã cứng hóa trên 450 km đường giao thông nông thôn, một cuộc sống mới đã đến với người dân.

Từ đầu năm 2009 đến nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 960 hộ dân đã tự nguyện hiến gần 20.000 m2 đất, trị giá hơn 15 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp, làm mới đường giao thông nông thôn và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và người dân hiến đất, huyện Triệu Sơn đã và đang xây dựng, mở rộng và nâng cấp 4 tuyến đường giao thông nội huyện dài 46 km, đi qua địa bàn 20 xã gồm: các tuyến đường từ cầu Trắng thuộc tỉnh lộ 514 đi xã Đồng Lợi nối với tỉnh lộ 517 dài 9 km; tuyến từ thị trấn Giắt đi xã Thọ Bình dài 14 km; tuyến từ xã Bình Sơn đi xã Xuân Thọ dài 15 km; tuyến từ xã Thọ Sơn đi xã Bình Sơn dài 8 km.

Để có được những tuyến đường đang thi công như hiện nay, ông Đỗ Minh Tuấn - Bí thư Huyện ủy, đã đưa ra một số kinh nghiệm qua thực tiễn vận động người dân hiến đất làm đường GTNT trên địa bàn huyện Triệu Sơn như: cần xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng về phát triển GTNT; phải làm tốt công tác tư tưởng, nhận thức là làm đường GTNT trước hết người dân được hưởng lợi trực tiếp, đồng thời đó là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, do đó nhân dân phải là người đồng thuận, là người tự nguyện; thực hiện công khai các chủ trương, đảm bảo công bằng, để nhân dân thấy rõ mục đích ý nghĩa của việc đầu tư làm đường GTNT; khai thác mọi nguồn lực, nêu cao tính tự lực, tự cường với phương châm: không chờ dự án mới, không thành lập ban đền bù mà thành lập ban vận động giải phóng mặt bằng; giải phóng mặt bằng đến đâu ký biên bản bàn giao giữa các hộ cho xã đến đó, đến khi thi công xã là người bàn giao cho chủ dự án, người dân trực tiếp tham gia giám sát; kịp thời biểu dương, khen thưởng những người dân đi đầu trong phong trào tình nguyện hiến đất làm đường...

Với mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông theo 3 định hướng: cải tạo hệ thống giao thông cũ để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các trục đường mới để liên kết với tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; mở mới những con đường khu vực chưa phát triển, giao thông thiếu nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tạo sự phát triển cân đối; những con đường GTNT ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), điển hình của phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã và đang mang đến cho người dân nơi đây một cuộc sống đỡ vất vả hơn, kinh tế có điều kiện để phát triển, khoảng cách giữa nông thôn miền núi và đô thị sẽ được thu hẹp, bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày.