Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
177080

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Ngày 14/06/2024 15:07:17

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy số mô hình chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu đã thể hiện sự nỗ lực, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất; từ đó, góp phần thay đổi cách thức quản lý, tạo ra các loại nông sản chất lượng.

Là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, ông Vũ Văn Phượng, thôn 5, xã Nga Liên (Nga Sơn) đã phát triển được 3.000m2 trồng dưa vàng kim hoàng hậu. Ông Phượng cho biết: “Trồng dưa trong nhà màng có nhiều ưu điểm như quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che nắng, mưa và ngăn côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, tôi còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới. Phương pháp này còn có lợi ích ngăn ngừa sâu bệnh bằng cách giảm thiểu tiếp xúc nước với lá, thân và hoa, giảm rửa trôi của nước và chất dinh dưỡng dưới vùng gốc; tiết kiệm chi phí lao động, thời gian sản xuất”. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là người sản xuất có thể lắp đặt hẹn giờ tưới tự động theo quy trình canh tác và cài đặt trên hệ thống thời điểm tưới và thời gian tưới cụ thể. Cũng theo ông Phượng, khoảng 20 phút hệ thống tưới nhỏ giọt hoạt động một lần nên dù ông có đi công việc ở xa, hệ thống đều tự động tưới nước, mọi thông số được kết nối qua phần mềm được cài đặt trên điện thoại, hệ thống được đầu tư cố định, sử dụng cho nhiều loại cây trồng, đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cây trồng.

Bên cạnh đó, hiện nay, đã có nhiều trang trại trồng rau, củ, quả an toàn áp dụng các loại máy móc hiện đại, tự động từ khâu tạo giá thể đến chăm sóc. Đồng thời, lắp đặt camera giám sát để ghi lại thông tin về ngày xuống giống, bón phân, chăm sóc... Từ đó, đã hạn chế được chi phí thuê nhân công, bảo đảm được chất lượng nông sản; nhất là người tiêu dùng có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống quét mã QR hoặc kiểm chứng qua trích xuất hình ảnh. Trong sản xuất lúa, một số huyện như Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định... đã tích cực triển khai mô hình trình diễn phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa bằng máy bay không người lái, nâng cao hiệu suất phun, tiết kiệm 30% lượng thuốc và 90% lượng nước sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, để hạn chế nhân công ra vào chuồng nuôi, các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư hệ thống ăn, uống nước tự động, hệ thống cảm biến để kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi, theo dõi chăm sóc đàn vật nuôi trên máy tính hoặc qua màn hình tivi, lò ấp trứng cũng được tự động hóa... Nhờ đó, tỷ lệ ấp nở trứng thành công cao, con giống xuất chuồng được tiêm vắc xin phòng bệnh, các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, đáp ứng yêu cầu về năng suất, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm... Trong nuôi trồng thủy sản, các mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao cũng đã bước đầu áp dụng khoa học - kỹ thuật, quản lý các yếu tố môi trường, lượng thức ăn... qua ứng dụng phần mềm trên điện thoại... góp phần hạn chế các thiệt hại do dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

CĐS trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều kết quả khả quan, không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh và cũng là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến. Ngành nông nghiệp cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu, chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Xác định người nông dân là chủ thể để thực hiện CĐS, các địa phương cần tạo điều kiện để người dân thích ứng với CĐS qua các lớp tập huấn, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, chú trọng thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện CĐS, tạo ra quá trình sản xuất khép kín, đồng bộ và hình thành chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa.

                                                                                                              Nguồn: Sở thông tin truyền thông

  

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Đăng lúc: 14/06/2024 15:07:17 (GMT+7)

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy số mô hình chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu đã thể hiện sự nỗ lực, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất; từ đó, góp phần thay đổi cách thức quản lý, tạo ra các loại nông sản chất lượng.

Là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, ông Vũ Văn Phượng, thôn 5, xã Nga Liên (Nga Sơn) đã phát triển được 3.000m2 trồng dưa vàng kim hoàng hậu. Ông Phượng cho biết: “Trồng dưa trong nhà màng có nhiều ưu điểm như quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che nắng, mưa và ngăn côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, tôi còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới. Phương pháp này còn có lợi ích ngăn ngừa sâu bệnh bằng cách giảm thiểu tiếp xúc nước với lá, thân và hoa, giảm rửa trôi của nước và chất dinh dưỡng dưới vùng gốc; tiết kiệm chi phí lao động, thời gian sản xuất”. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là người sản xuất có thể lắp đặt hẹn giờ tưới tự động theo quy trình canh tác và cài đặt trên hệ thống thời điểm tưới và thời gian tưới cụ thể. Cũng theo ông Phượng, khoảng 20 phút hệ thống tưới nhỏ giọt hoạt động một lần nên dù ông có đi công việc ở xa, hệ thống đều tự động tưới nước, mọi thông số được kết nối qua phần mềm được cài đặt trên điện thoại, hệ thống được đầu tư cố định, sử dụng cho nhiều loại cây trồng, đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cây trồng.

Bên cạnh đó, hiện nay, đã có nhiều trang trại trồng rau, củ, quả an toàn áp dụng các loại máy móc hiện đại, tự động từ khâu tạo giá thể đến chăm sóc. Đồng thời, lắp đặt camera giám sát để ghi lại thông tin về ngày xuống giống, bón phân, chăm sóc... Từ đó, đã hạn chế được chi phí thuê nhân công, bảo đảm được chất lượng nông sản; nhất là người tiêu dùng có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống quét mã QR hoặc kiểm chứng qua trích xuất hình ảnh. Trong sản xuất lúa, một số huyện như Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định... đã tích cực triển khai mô hình trình diễn phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa bằng máy bay không người lái, nâng cao hiệu suất phun, tiết kiệm 30% lượng thuốc và 90% lượng nước sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, để hạn chế nhân công ra vào chuồng nuôi, các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư hệ thống ăn, uống nước tự động, hệ thống cảm biến để kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi, theo dõi chăm sóc đàn vật nuôi trên máy tính hoặc qua màn hình tivi, lò ấp trứng cũng được tự động hóa... Nhờ đó, tỷ lệ ấp nở trứng thành công cao, con giống xuất chuồng được tiêm vắc xin phòng bệnh, các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, đáp ứng yêu cầu về năng suất, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm... Trong nuôi trồng thủy sản, các mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao cũng đã bước đầu áp dụng khoa học - kỹ thuật, quản lý các yếu tố môi trường, lượng thức ăn... qua ứng dụng phần mềm trên điện thoại... góp phần hạn chế các thiệt hại do dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

CĐS trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều kết quả khả quan, không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh và cũng là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến. Ngành nông nghiệp cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu, chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Xác định người nông dân là chủ thể để thực hiện CĐS, các địa phương cần tạo điều kiện để người dân thích ứng với CĐS qua các lớp tập huấn, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, chú trọng thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện CĐS, tạo ra quá trình sản xuất khép kín, đồng bộ và hình thành chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa.

                                                                                                              Nguồn: Sở thông tin truyền thông

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)